Nhiều bà nội trợ thường nghĩ rằng, đường đơn giản chỉ là gia vị cung cấp chất ngọt, pha nước, nêm nếm món ăn hay dùng làm bánh nên chỉ cần có độ ngọt và rẻ là … xem thêm…được. Nhưng ít ai biết được rằng những loại đường siêu ngọt, siêu rẻ trôi nổi, không nhãn mác có thể tồn tại những nguy hại tiềm tàng cho sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng về lâu dài. Vậy loại đường nào sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hãy cùng toplist khám phá bạn nhé.
Mật đường đen
Mật đường đen là dung dịch đặc được tạo thành trong quá trình làm mía đường. Mật đường đen có vị đậm, mùi khói, có vị hơi đắng so với loại đường khác. Vì có vị hơi đắng nên loại đường này chứa lượng đường ít hơn các loại đường mật thông thường. Đường sau khi chế biến có dạng hạt nhỏ, dạng rắn, dễ tan trong nước. Đường đen được sản xuất theo công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có chất tạo màu và hóa chất bảo quản, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Cũng chính vì vậy, ở trong đường đen có thể tìm thấy khá nhiều các nguyên tố vi lượng vô cùng tốt cho sức khỏe như các loại vitamin B1, B6, C, canxi, sắt… Điểm dễ dàng phân biệt đường đen với các loại đường khác nằm ở chính màu sắc bên ngoài. Do chưa qua quá trình tinh luyện, sàng lọc nên đường đen có màu sắc đậm và sẫm hơn so với các loại đường trắng tinh khiết. Không những vậy, hạt đường đen thường có kích thước to hơn so với hạt đường trắng nhỏ mịn. Vị ngọt của đường đen cũng được đánh giá là thanh và không quá gắt như các loại đường khác.
Một số người cho rằng khi cảm lạnh mới nên uống nước đường đen, số khác lại chỉ dùng trong những ngày đau bụng kinh. Thực tế, đường đen là một loại đường thô chưa qua tinh luyện, nên chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Vì hàm lượng sắt trong đường đen khá lớn nên chúng ta uống vào có thể phục hồi thể lực nhanh chóng, cải thiện hiệu quả hoạt động tình dục. Mỗi ngày uống một lượng đường đen vừa phải sẽ là rất tốt cho nam giới. Về ưu điểm thì loại đường này chứa nhiều vitamin và chất khoáng nhiều nhất trong các chất tạo ngọt khác. Về nhược điểm lớn của loại đường này chắc chắn là vị hơi đắng của nó nên người tiêu rất hạn chế sử dụng.
Đường nâu
Đường nâu là loại đường sucrose tương tự như đường trắng. Chúng trông giống như đường cát nhưng có màu vàng nâu do sự hiện diện của mật rỉ đường còn lại trong đường kết tinh.Ta thường gặp hai loại đường nâu phổ biến đó là đường nâu tự nhiên và đường nâu thương mại. Sự khác biệt giữa hai loại đường nâu này có thể cụ thể như sau: Đường nâu tự nhiên khi sản xuất chúng ta sẽ giữ lại một phần mật rỉ đường ở giai đoạn cuối trong quá trình luyện đường. Nhờ hàm lượng calories khá thấp nên sử dụng đường nâu thay vì đường trắng sẽ giúp cái thiện và ngân ngừa căn bệnh béo phì. Bên cạnh đó nó cũng có chứa một số khoáng chất cần thiết như: Kẽm, canxi, magie… cung cấp cho cơ thể bạn những khoáng chất quan trọng, hỗ trợ hoạt động của dạ dày. Với đường nâu thương mại thì đây là loại đường được sản xuất bằng cách sử dụng đường trắng và thêm một lượng mật đường vào để nhuộm màu cho đường. Tỉ lệ mật đường được sử dụng trong loại đường này thường chứa khoảng 10% tổng trọng lượng đường nâu. Trong đường nâu có thành phần axit glycolic cùng các khoáng chất có lợi có tác dụng chống lão hóa, làm chắc da, mềm da, trị mụn… được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng để chăm sóc sắc đẹp.
Đường nâu là loại đường được làm từ cây chà là, đường này có độ ngọt rất ít so với những loại đường khác, có vị hơi chua nhạt. Ưu điểm đường nâu là giữ được vài chất dinh dưỡng của cây chà là như: Hàm lượng nhỏ chất xơ, canxi, kẽm… Đường nâu không chứa nhiều calo như những loại đường cát khác. Về nhược điểm thì đường nâu rất khó tan trong nước nên chỉ dùng trong thức ăn như làm bánh. Vì khó tan trong nước nên đường nâu thường được các chị em phụ nữ săn lùng mua để làm đẹp rất hiệu quả và tốt cho da. Đường nâu ngày càng được nhiều người biết đến nhiều hơn để phục vụ cho việc làm đẹp. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại đường cũng có màu sắc như đường nâu nhưng đó không phải thực sự là đường nâu. Chúng được người bán nhuộm màu nên có màu sắc như đường nâu thật nên các bà nội trợ chú ý nhé.
Đường dừa
Nó là một loại đường tự nhiên được làm từ nhựa cây cọ dừa. Loại đường này thường bị nhầm lẫn với đường cọ. Đáng chú ý nhất trong hợp chất loại đường này là các khoáng chất sắt, kẽm, canxi và kali, cùng với một số axit béo chuỗi ngắn như polyphenol và chất chống oxy hóa. Sau đó, nó chứa một chất xơ gọi là inulin có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose và giải thích tại sao đường dừa có chỉ số đường huyết thấp hơn đường ăn thông thường. Mặc dù loại đường này có chứa một số chất dinh dưỡng mà bạn sẽ nhận được nhiều hơn từ thực phẩm thực sự.
Đúng như tên gọi của mình, loại đường dừa này được làm từ cơm của quả dừa nấu chín và rút hết nước. Loại đường dừa có mùi vị và màu sắc giống như đường nâu. Một thìa cà phê đường dừa chứa khoảng 16 gram calo và 4 gram carbohydrate. Do đó, việc tiêu thụ đường từ cây dừa có thể không làm giảm lượng calo của bạn nhưng vẫn mang đến hàm lượng dinh dưỡng nhất định do chứa nhiều chất chống oxy hóa, sắt, canxi và kali. Nhờ chứa nhiều kali, magiê và natri nên đường được làm từ cây dừa có khả năng điều chỉnh lượng nước trong cơ thể cũng như nhiều chức năng của tim, thần kinh và cơ bắp. Trong những ngày nóng bức, 1 ly nước chanh pha thêm chút đường dừa sẽ là thức uống giải nhiệt tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua. Chất xơ từ loại đường này có khả năng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn bifidus đường ruột. Đây là loại lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Bên cạnh đó, vi khuẩn bifidus còn có khả năng hỗ trợ sản xuất thiamine, riboflavin, vitamin B6 và vitamin.
Đường cây thùa Agave
Đường Agave được làm từ nhựa cây thùa nấu chín và lọc lại. Ưu điểm loại đường Agave có lượng GI cực kỳ thấp nên ít gây ảnh hưởng đến đường huyết. Nhưng nó lại có lượng fructose cao hơn cả sirô ngô. Quá nhiều fructose sẽ gây ra biến đổi xấu với chức năng gan, lượng nồng độ chất béo trung tính và sự nhạy cảm insulin. Fructose cũng khó khăn hơn để tiêu hóa, đặc biệt là cho những người bị tiểu đường. Canxi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống của chúng ta, giúp điều chỉnh huyết áp, giảm hội chứng tiền kinh nguyệt, duy trì trọng lượng cơ thể cũng như tăng cường chức năng xương.
Nhiều người cho rằng hầu hết lượng canxi có thể được cung cấp từ sữa tươi và sữa chua. Giờ đây bạn lại có thêm một lựa chọn thú vị khác từ mật cây thùa. Sử dụng đường cây thùa hỗ trợ rất tốt cho xương của bạn. Hầu hết các loại thực phẩm đều có hàm lượng calories cao, đặc biệt là đường thùa. Thế nhưng mật hoa cây thùa có thể giúp cải thiện hương vị của trà và cà phê và quan trọng nó có vị ngọt như đường nhưng lại sinh ra một lượng calories thấp hơn khoảng 300 calories so với đường. Các thực phẩm và đồ uống hữu cơ thực sự là một giải pháp tốt. Rất tiếc là không phải tất cả thực phẩm- ngay cả trái cây và rau quả nào cũng là hữu cơ. May mắn thay, mật hoa cây thùa lại là một trong những thành phần hữu cơ được công nhận nhờ vào xuất thân từ thực vật sa mạc tự nhiên. Ưu điểm thì loại đường này ít gây ảnh hưởng tới đường huyết. Bạn hãy cân nhắc để có thể kết hợp dùng loại đường này nha.
Đường sucanat
Loại đường này được làm từ mía tươi thuộc dạng đường cát ít chế biến và có màu vàng nâu. Sucanat có nhiều hương vị hơn đường trắng thông thường, có nghĩa là nó góp mặt trong việc cung cấp vị ngọt và hương vị cho một loạt các công thức nấu ăn. Trên thực tế, đây là loại đường mía tinh chế ở mức thấp nhất mà bạn có thể tìm thấy ngoại trừ thân cây mía. Nó được sản xuất bằng cách nghiền nát cây mía mới cắt, chiết xuất nước ép và đun nóng nó trong một thùng lớn. Một khi nước ép thành một loại xi- rô đậm, sẫm màu và được làm nguội tạo ra các hạt khô mà chúng ta gọi là Sucanat.
Nó chứa một lượng nhỏ sắt, canxi, vitamin B6, kali và crôm. Đường sucanat không có hóa chất, than xương hoặc phụ phẩm động vật khiến cho nó phù hợp cho người ăn chay. Vì chúng giữ lại nhiều mật mía tự nhiên nên hạt sucanat có màu nâu sẫm với hương vị đậm đặc. Khi được sưởi ấm, nó sẽ chuyển màu caramel từ 250 đến 270 độ. Không giống như các loại đường nguyên chất khác được làm từ nước mía, đường được lọc bỏ mật đường và các chất dinh dưỡng khác. Ưu điểm của loại đường này là giữ được hầu hết các các dinh dưỡng có trong đường cả những chất dinh dưỡng nhỏ nhất như Kali, vitamin B6… Nhược điểm là chỉ số về chất đường thì giống như đường cát.
Đường cỏ ngọt
Trong thiên nhiên có nhiều loại cây chứa đường năng lượng thấp, với độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường mía. Chúng được dùng làm chất thay thế đường cho những người phải kiêng loại thực phẩm này. Cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt, trạch lan). Cỏ ngọt được biết đến từ năm 1908, hai nhà khoa học Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931, Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là steviozit, chất cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này. Steviozit sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.
Đường từ cây cỏ ngọt có rất nhiều công dụng mà nhiều người chưa biết. Bạn có thể sử dụng đường cỏ ngọt hàng ngày trong nấu ăn, pha chế, làm bánh… sẽ mang lại hiệu quả bạn không thể ngờ đấy. Mặt khác nó hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất tốt. Trong đường cỏ ngọt có khá nhiều hoạt chất giúp giảm các cơn đau và chứng bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn dạ dày. Nó còn tham gia vào quá trình chăm sóc răng miệng. Nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn mạnh, đường cỏ ngọt sẽ giúp bạn ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi và giúp chăm sóc tốt hơn cho răng miệng.
Nguyên liệu tự nhiên của đường cũng chăm sóc da khá tốt, với các tác dụng như giảm tiết bã nhờn, làm giảm các nếp nhăn, giúp làn da trở nên trắng sáng hơn, chống viêm da và ngăn ngừa mụn trứng cá. Đường cây cỏ ngọt chính là phương thức tự nhiên nhất giúp bạn sở hữu một mái tóc mượt mà, đẹp và giải quyết nhanh các vấn đề về gàu và da đầu. Bạn có thể trị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp bằng loại đường này. Một nghiên cứu trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống đường từ cỏ ngọt trong một tháng thì kết quả là huyết áp ổn định hơn, lợi tiểu, người thấy khỏe khoắn và hoạt bát hơn rất nhiều.
Đường nho
Vừa sở hữu hương vị đặc trưng vừa an toàn cho sức khỏe, đường nho ngày nay đã trở thành một trong những nguyên liệu ngày càng phổ biến trong mỗi gia đình. Đường nho là một trong những loại đường có nguồn gốc từ thiên nhiên được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy có tên là “đường nho”, nhưng các bạn đừng lầm tưởng loại đường này được chiết xuất từ quả nho nhé.
Đường nho còn được gọi là đường GDL (Glucono-Delta-Lacton), một loại phụ gia có nguồn gốc từ thiên nhiên, được tìm thấy chủ yếu trong nước hoa quả, mật ong, và rượu vang. Khi mới nếm đường nho có vị ngọt nhưng dần sẽ chuyển sang vị chua. Đường nho xuất hiện trong nhiều món ăn, gần gũi nhất chính là món tào phớ. Đường nho giúp món tào phớ mềm, mịn, vị ngọt thanh và mùi thơm hấp dẫn.
Đường củ cải đường
Củ cải đường luôn nằm trong danh sách các loại thực phẩm nên dùng nhất. Loại củ này không chỉ có hương vị ngọt ngào mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Từ thế kỷ thứ 19, khi kỹ thuật chiết xuất đường đã xuất hiện, củ cải đường đã được xem là một trong những nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường.
Đường củ cải được chế biến bằng cách cắt củ cải đường thành những lát mỏng rồi đưa vào chiết xuất nước ép tự nhiên. Sau đó nước củ cải đường sẽ được được tinh chế và làm nóng để tạo ra một loại siro đậm đặc, rồi đưa vào quy trình kết tinh để tạo thành đường hạt. Đường củ cải thường được dùng để chế biến các món ngọt hoặc pha cà phê rất ngon.
Những loại đường nâu, đường Agave, đường dừa đều có màu sắc tương tự gần giống nhau nhưng lại có ưu nhược điểm khác nhau. Khi sử dụng bạn nên cân nhắc thật kĩ khi sử dụng. Theo như các chuyên gia thì bạn không nên sử dụng quá 6 muỗng đường mỗi ngày vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và làn da của bạn.