Top 14 Loài hoa tốt cho sức khỏe và làm đẹp

Với nhiều hình dáng và màu sắc bắt mắt, hoa được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Thông thường, hoa được sử dụng với công dụng để trang trí hay làm quà tặng. … xem thêm…Ngoài ra hoa cũng được dùng rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, hãy cùng Toplist điểm danh những loài hoa đó nhé.

Bạn đang đọc: Top 14 Loài hoa tốt cho sức khỏe và làm đẹp

Hoa hồng

Hoa hồng dùng trị bệnh trong Đông y là loại cây cỡ nhỏ thuộc họ hoa hồng, còn gọi là hoa hường, có mùi thơm, cánh hoa có màu hồng, trắng, vàng hay đỏ. Hoa hồng chủ yếu dùng để chiết xuất hoặc cất làm nước hoa. Ngoài ra hoa hồng còn có tác dụng phòng và chữa bệnh rất phong phú. Hoa hồng là một vị thuốc thơm mát, không độc. Để làm thuốc người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.

Hoa hồng có vị ngọt, mùi thơm mát, tính bình. Từ thời cổ đại, người ta thường sử dụng nước chiết xuất từ hoa hồng để điều trị rối loạn dây thần kinh, xông hương cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, điều trị bệnh tim, thận… Đây là loài hoa đẹp và đa công dụng, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hoa hồng trị nhiều bệnh như: tim, thận, rối loạn thần kinh, ung thư, ho, chứng rối loạn nguyệt san… Ngoài ra, hoa hồng còn là một dược liệu tốt trong việc làm đẹp của phụ nữ như: chữa các bệnh về da, tăng độ đàn hồi, chữa thâm, làm dịu các vết thương và giúp làn da trở nên sáng, mịn.

Hoa hồng có tác dụng làm đẹp da
Hoa hồng

Hoa sen

Nếu như hoa Tulip là quốc hoa của Hà Lan, hoa anh đào thể hiện tinh thần của người Nhật Bản, hoa hồng đại diện cho dân tộc Mỹ… thì hoa sen chính là quốc hoa của Việt Nam. Nó thể hiện cho sức sống mãnh liệt của con người Việt. Loài hoa này đã tượng trưng cho đất nước, con người của Việt Nam.

Không những xinh đẹp thuần khiết mà hoa sen còn có nhiều tác dụng trong việc làm đẹp và tăng cường sức khỏe. Hoa sen giúp thư giãn tinh thần, tẩy tế bào chết, giúp máu lưu thông hiệu quả… Để hạn chế những vết sạm nám trên da, bạn cũng chỉ cần đơn giản hàng ngày chuẩn bị sẵn một ít nước ép ngó sen trong tủ lạnh và sử dụng nó đều đặn. Bạn sẽ thấy làn da được cải thiện cũng như trắng hơn lên.

Hoa sen là một biểu tượng đẹp trong cuộc sống. Tác dụng của hoa sen không mới nhưng các bằng chứng khoa học về tác dụng của hoa sen vẫn đang được tiến hành nghiên cứu để khám phá thêm những tác dụng tuyệt vờicủa loại hoa này và tìm ra những cách mới để sử dụng.

Cân nhắc về việc thử dùng các thành phần của hoa sen hoặc dùng thực phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ hoa sen để có được những cách phòng bệnh, trị bệnh tự nhiên. Hãy đảm bảo rằng bạn đã hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng hoa sen cũng như các sản phẩm từ sen trong chế độ ăn hàng ngày hoặc phòng ngừa bệnh bởi nó có thể tương tác với nhiều loại thuốc và gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Hoa sen có khả năng tẩy tế bào chết
Hoa sen

Huệ bình (Lan Ý)

Cây Lan Ý thủy sinh có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các chất gây ung thư như: formaldehyde, benzen và trichloroethylene. Ngoài ra nó còn có khả năng giúp hấp thụ các bức xạ nhân tạo phát ra từ máy tính, tivi, lò vi sóng, đồng hồ điện tử… Cây phù hợp để bàn làm việc, trang trí quán cà phê, bàn uống nước. an ý là một trong số rất ít những cây cảnh có khả năng làm giảm tác hại của các tia tử ngoại và sóng điện từ có hại.

Huệ bình là loài cây đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ( NASA). Không chỉ hấp thụ benzen, formaldehyde và trichloroethylene mà nó còn hấp thụ cả xylene và toluene – hóa chất được tìm thấy trong dầu hỏa. Vì hấp thụ được nhiều hóa chất nên nó có thể đặt cây ở bất cứ đâu trong nhà. Cây hoa này rất dễ chăm sóc bởi nó sống được trong bóng râm và chỉ cần tưới nước tuần một lần.

Huệ bình (Lan Ý) giúp lọc sạch không khí
Lan Ý

Hướng dương

Những đóa hoa hướng dương hệt như ánh Mặt Trời rực rỡ. Chính vậy mà hướng dương được xem là loài hoa tượng trưng cho sự đam mê mãnh liệt. Một loài hoa tươi sáng và vui vẻ, mạnh mẽ nhưng cũng đầy dịu dàng và đam mê.

Hướng Dương chính là một món quà bày tỏ sự quan tâm ấm áp nhất.Theo kinh nghiệm của dân gian và một số kiến thức Đông y, hoa hướng dương có tính bình, không độc và ngọt, có tác dụng an thần, chữa chứng suy nhược thần kinh, chán ăn, chữa sưng phù, trừ phong và giúp sáng mắt. Chính vì vậy nên toàn bộ các bộ phận của hoa hướng dương đều được dùng làm thuốc.

Theo Đông y: Hạt hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng tư âm bổ hư, tĩnh tâm an thần, dùng trong trường hợp suy nhược thần kinh, chán ăn, đau đầu, đại tiện ra máu, sởi không mọc được. Vỏ hạt hướng dương để chữa ù tai. Hoa hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt; chữa chóng mặt,váng đầu, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ. Lá có tác dụng tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp.

Khay hạt hướng dương (còn gọi là quỳ phòng, hướng nhật quỳ hoa thác, hướng nhật quỳ hoa bàn) có tác dụng chữa đầu đau, hoa mắt, đau răng, đau dạ dày, phụ nữ thống kinh, sưng đau lở loét. Lõi thân cành (còn gọi là hướng nhật quỳ ngạnh tâm, hướng nhật quỳ kinh tâm) có tác dụng chữa tiểu tiện ra máu, sỏi dường tiết niệu, tiểu khó, tiểu buốt. Rễ cây hướng dương có tác dụng chữa ngực, sườn và vùng thượng vị đau nhức, thông đại tiểu tiện, chữa đòn ngã chấn thương, mụn nhọt lở loét.

Hướng dương có tác dụng an thần
Hướng dương

Hoa cúc vạn thọ

Cúc vạn thọ là một trong những loại hoa cúc được ưa chuộng và trồng phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ dùng để thờ cúng, hoa cúc vạn thọ còn được dùng làm hoa trang trí nhà trong những ngày tết. Cây hoa cúc vạn thọ được xem là khắc tinh của nhiều loài côn trùng có hại trong đó có muỗi.

Với công dụng trên bạn có thể trồng nhiều cây cúc với nhiều màu sắc khoe hương. Nhằm giúp cho khu vườn nhà bạn càng rực rỡ sắc màu mà lại phòng chống muỗi hiệu quả nữa. Ngoài ra, hoa cúc vạn thọ còn là một vị thuốc đa công dụng được sử dụng rất nhiều trong Đông y. Hoa cúc vạn thọ 20g giã nát trộn với ít đường hấp cơm dùng uống. Bột hoa chấm vào chỗ đau chữa đau nhức răng. Cao nước của hoa có tác dụng trên vi khuẩn gram dương. Cao lỏng từ rễ lại dùng nhuận tràng. Nước sắc hoặc nước hãm cả cây chữa tê thấp, nhiễm lạnh, viêm phổi, giun sán. Dùng phối hợp cúc vạn thọ 20g phối hợp với rau cần trôi, củ tầm sét, thài lài tía, nhân trần, rễ bạch đồng nữ, tinh tre mỡ mỗi thứ 10g thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.

Ngoài ra, hoa cúc vạn thọ 20g, gan gà 50g băm nhỏ nấu ăn giúp bổ dưỡng tăng cường thị lực. Hoa cúc vạn thọ 20g, hoa đu đủ đực 10g, húng chanh 10g, đường phèn 20g. Tất cả dùng tươi rửa sạch giã nhỏ cho vào bát cùng đường phèn. Hấp cách thủy trong 10-15 phút. Để nguội, nghiền nát, thêm nước gạn uống làm 2-3 lần trong ngày. Lá cúc vạn thọ để tươi rửa sạch giã nát đắp chữa bỏng, mụn nhọt và ép lấy nước chữa đau tai. Hoa cúc vạn thọ phối hợp với kim ngân hoa, lá đại bi lượng mỗi thứ 30g rửa sạch chữa đắp viêm vú, lở loét.

Hoa cúc vạn thọ chống muỗi hiệu quả
Cúc vạn thọ

Hoa đỗ quyên

Trong phong thủy, hoa đỗ quyên có tác dụng giải những luồng khí xấu, mang đến luồng sinh khí mới và may mắn cho gia chủ. Vì vậy, hoa đỗ quyên không chỉ được trưng bày trong ngày Tết mà còn được trồng và trang trí trong gia đình. Hoa Đỗ Quyên còn giúp chữa bệnh hiệu quả. Hoa đỗ quyên hấp thụ chủ yếu formaldehyde- chất độc được tìm thấy trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt. Cho nên hoa đỗ quyên là lựa chọn tốt cho gian bếp. Loài hoa này phát triển tốt nhất vào mùa thu, vì chúng thích hợp với nhiệt độ mát mẻ.

Các chuyên gia thường sử dụng hoa và lá đỗ quyên để làm thuốc. Hoa và lá của chúng có vị chua ngọt, tính ấm, có nhiều tác dụng như hoạt huyết, điều kinh, trừ đờm, giảm ho, khử phong thấp, làm hết ngứa, ngoài ra còn được sử dụng để trị các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã,… Rễ đỗ quyên có vị chua, chát, có độc, tuy nhiên vẫn có tác dụng trừ phong thấp, hoạt huyết, hóa ứ và cầm máu. Tuy nhiên, cũng có một số loài đỗ quyên lại có độc. Ví dụ như đỗ quyên hoa vàng (hoàng hoa đỗ quyên) thường có độc tính rất cao. Để dùng thuốc an toàn thì chỉ nên sử dụng loài hoa đỗ quyên đỏ.

Hoa đỗ quyên thanh lọc không khí
Hoa đỗ quyên

Bồ công anh

Bồ công anh là loại thực vật khá phổ biến ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, mức độ đa dạng của loại thực vật này khá rộng rãi và không phải ai cũng biết. Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica, được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: rau bồ cóc, diếp dại, diếp hoang, mũi mác, mót mét, diếp trời, rau mũi cày. Nếu hình ảnh những cánh hoa bồ công anh mỏng manh trong gió tạo cảm giác yếu mềm thì công dụng của bồ công anh đối với sức khỏe lại hoàn toàn ngược lại.

Bồ công anh có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh viêm nhiễm như mụn nhọt, viêm gan, viêm loét rất hiệu quả. Dân gian thường dùng hoa bồ công anh trị các bệnh như viêm phổi phế quản, viêm gan, mắt đau sưng đỏ, mụn nhọt, viêm họng, viêm dạ dày. Theo Y Học Cổ Truyền, một trong những tác dụng quan trọng của bồ công anh đối với sức khỏe là phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú… Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gốc và rễ bồ công anh có tác dụng kháng hóa trị liệu để không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.

Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc
Bồ công anh

Hoa thiên lý

Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm… Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như: C, B1, B2, PP và tiền vitamin A( caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như: calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm( Zn) có hàm lượng khá cao…

Hoa thiên lý được ưa chuông không chỉ được sử dụng như một món ăn ngon mà còn được xem như vị thuốc bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị rất tốt cho người bệnh. Ngoài ra, hoa thiên lý có tác dụng giúp trẻ mau phát triển, người già tăng cường sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Hoa thiên lý còn trị các bệnh như: mất ngủ, rôm sảy, đau nhức xương cốt. Hoa thiên lý cũng rất tốt cho việc giảm cân bởi vì trong thành phần hoa thiên lý chứa nhiều chất xơ, chất diệp lục và rất ít calo. Món ăn chế biến từ hoa thiên lý mang đến cảm giác no, hạn chế khả năng hấp thụ chất béo, nên sẽ hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Top 9 Spa trị mụn hiệu quả nhất tỉnh Ninh Bình

Hoa thiên lý có thể trị chứng mất ngủ
Hoa thiên lý

Hoa đào

Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như: thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt. Từ lâu, cứ sau dịp Tết thì người dân ta lại đem hoa đào phơi khô và bảo quản để sử dụng làm thuốc. Hoa đào còn được xem là một loại thần dược cho sắc đẹp. Một số bài thuốc được tạo ra từ hoa đào còn có thể chữa các bệnh đau tim, hói đầu, rụng tóc, chữa các vết sạm, nám, giảm cân.

Quả, hạt, lá, nhựa đào đều có thể dùng làm thuốc, trị nhiều bệnh như tinh hoàn sưng to, chốc lở, rôm sảy, bế kinh, tiện bí. Nhân hạt đào có vị đắng, chua, ngọt, tính bình, tác dụng hoạt huyết, nhuận tràng, lợi tiểu, chủ trị đau vùng tim, ho dồn và bế kinh, tiện bí. Lá đào tác dụng hoạt huyết, điều trị thiếu máu, tiêu u, chủ trị chữa tinh hoàn sưng to, chốc lở, rôm sảy, âm hộ sưng to. Cành đào chủ trị đau tim. Nhựa đào giảm đường huyết, chủ trị đái tháo đường.

Hoa đào có thể trị nám
Hoa đào

Hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan – một loài thực vật thuộc họ mộc lan. Hoa ngọc lan tính ôn vị, hơi cay, có công năng tiêu đờm, ích phế, hòa khí. Ở Việt Nam, có khoảng 20 loài thuộc chi ngọc lan, trong số đó có khoảng 5 loài được trồng phổ biến từ trường học đến công viên hay tại mỗi gia đình. Vì hoa có mùi thơm nồng nàn dễ chịu.

Đặc biệt gỗ màu nâu cứng, dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc, gỗ dán. Hoa có thể chưng cất dầu thơm, chế nước hoa. Một số nơi còn dùng để pha trà với mục đích giúp cơ thể thanh nhiệt giải khát, hoa ngọc lan cũng giúp da trắng và mịn màng hơn. Một số ứng dụng của cây ngọc lan:

  • Chữa sốt, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó: Lấy vỏ thân cây ngọc lan, cạo sạch lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy 30 g vỏ sắc với 400 ml nước cho đến khi còn 100 ml, uống 2 lần trong ngày.Chữa sưng tấy: Lấy lá ngọc lan loại non và bánh tẻ rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ sưng tấy.Chữa viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi: Lá ngọc lan 30g, lá cây gừa 30g, giun đất đã chế biến 5g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.Chữa ho, đau bụng hành kinh: Hoa ngọc lan 30g, mật ong 40g, cho 2 thứ vào hấp cách thủy trong 20-30 phút để ăn.Chữa bạch đới, khí hư: Hoa ngọc lan 20g, hạt ý dĩ 30g, đậu ván trắng 30g, hạt mã đề 5g, sắc uống trong ngày.Chữa viêm xoang: Lấy hoa ngọc lan lúc còn xanh, sấy khô giòn, tán và rây thành bột mịn, đựng vào lọ kín. Khi bị chảy nước mũi, mở lọ ngửi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày làm 2-3 lần.

Hoa ngọc lan có khả năng trị viêm xoan
Hoa ngọc lan

Hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn là loại hoa dân giã, mộc mạc. Cây dừa cạn là một trong những cây có hoa đẹp và nhiều màu sắc. Cây dừa cạn có 2 loại là: dừa cạn đứng và dừa cạn rũ. Cây dừa cạn đứng với thân thẳng phù hợp trồng bồn cảnh quan, thảm hoa, viền hoa trong công viên, sân vườn. Cây hoa dừa cạn rũ với dáng cong xuống dưới nên thường được trồng chậu treo trang trí cửa sổ, ban công, sân thượng…

Mặt khác, cây dừa cạn còn là vị thuốc trong Đông y trị được nhiều chứng bệnh. Loài cây cảnh này được xem như là một trong những loại dược liệu quý giá. Cây cảnh dừa dừa cạn có tính mát, vị hơi đắng. Trong y học hiện đại, các nhà nghiên cứu tìm thấy bên trong dừa cạn có chứa các hoạt chất rất có lợi cho cơ thể. Hoa dừa cạn thường được sử dụng để điều trị một số bệnh nội khoa như: đái tháo đường, tiểu tiện ra máu. Ngoài ra, hoa dừa cạn còn hỗ trợ điểu trị các loại ung thư, chống sự gia tăng các tế bào ung thư, hoa còn chống viêm, hạ áp, chữa được các bệnh như: bệnh trĩ, tăng huyết áp, vàng da…

Hoa dừa cạn thường được sử dụng để điều trị một số bệnh nội khoa như: đái tháo đường, tiểu tiện ra máu.
Hoa dừa cạn

Hoa sữa

Hoa sữa (hay còn gọi là mò cua) có danh pháp khoa học là Alstonia scholaris là một loài thực vật nhiệt đới thường xanh thuộc chi Hoa sữa, họ La bố ma (Apocynaceae). Hoa sữa có màu hơi xanh khi còn bé và chuyển sang màu trắng sữa khi nở. Hoa có mùi thơm gần giống hoa dạ lý hương nếu được trồng với mật độ vừa phải còn khi trồng với mật độ dày đặc thì lại có mùi khá nồng nặc. Với những người không thích mùi hoa sữa thì có cảm giác hơi khó chịu, ngột ngạt khi phải ngửi mùi hoa này.

Hoa sữa có vị đắng, tính lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc, trị các bệnh như bệnh suyễn, chữa đau răng, nôn mửa, thiếu máu do hóa trị liệu,… Hoa sữa cũng giúp cơ thể phục hồi và có tác dụng bồi bổ cho người gầy, thiếu máu, ăn kém,…Vỏ cây hoa sữa có chứa các alkaloids (amin nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra) như chất ditamine, echitenine và echitamine. Những chất này được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, điều trị sốt rét thay cho Quinine. Nước sắc vỏ cây hoa sữa có tác dụng điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt. Nước sắc lá cây được dùng để trị bệnh beribri (bệnh viêm đa dây thần kinh do thiếu Vitamin B1). Hoa sữa còn có tác dụng kích thích ăn uống và làm tăng tiết sữa ở phụ nữ cho con bú. Ấn Độ còn sử dụng hoa sữa trong thành phần của thuốc đánh răng vì tác dụng sát khuẩn.

Hoa sữa
Hoa sữa

Hoa oải hương

Hoa oải hương được tìm thấy và biết đến cách đây rất lâu (từ thời Hy Lạp cổ). Hoa có xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Mang trong mình những công dụng tuyệt vời cùng màu tím lãng mạn nên rất nhanh chóng được gieo trồng khắp các nước Châu Âu. Đến ngày nay, dường như hoa lavender( hoa oải hương) đã có mặt khắp nơi ở các quốc gia trên thế giới. Nhưng để ngắm nhìn những cánh đồng hoa oải hương đẹp nhất thế giới phải kể đến đất nước Pháp và Anh. Với một màu tím đặc trưng thì từ rất lâu hoa lavender đã được mệnh danh là thần dược của tình yêu.

Nhắc đến lavender, người ta sẽ nghĩ ngay đến đây là một loài hoa biểu tượng của tình yêu lãng mạn và chung thủy. Nơi ấy có sự thấu hiểu cũng như cùng chia sẻ cho nhau trong tình yêu của hai người. Đối với sức khỏe con người, hoa oải hương còn được dùng để sát trùng vết thương, chống viêm nhiễm. Một công dụng tuyệt vời hơn hết có thể kể đến, hoa oải hương có thể được sử dụng như thuốc an thần, giúp giấc ngủ ngon và sâu. Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy, nhưng khi dùng hoa oải hương cũng cần phải thận trọng, vì tinh dầu hoa oải hương có thể gây độc khi nuốt phải. Dạng chiết xuất duy nhất từ hoa oải hương có thể dùng đường uống được là trà hoa oải hương.

Đối với sức khỏe con người, hoa oải hương còn được dùng để sát trùng vết thương, chống viêm nhiễm.
Hoa oải hương.

Hoa dâm bụt.

Hoa dâm bụt còn có tên gọi khác là: cây mộc cận, đại hồng hoa, phù tang, phật tang, hay được sử dụng để trang trí bàn làm việc, ban công… Mang ý nghĩa như loài hoa giúp chúng ta trở về với tuổi thơ. Loài hoa này còn là hiện thân của sự nữ tính, sự hoàn hảo và sự thanh nhã.

Ngoài ra, hoa dâm bụt cũng mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Loài hoa này giàu chất chống oxy hóa và axit amin. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn lão hóa, chế độ ăn uống không hợp lý và môi trường ô nhiễm. Hoa dâm bụt còn có công dụng giảm rụng tóc do sử dụng hóa chất hoặc quá trình lão hóa tự nhiên. Cây hoa dâm bụt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, flavonoid, khoáng chất. Lượng chất chống oxy hóa cao thúc đẩy trao đổi chất nên dâm bụt có lợi cho việc giảm cân. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất hoa dâm bụt giúp các tế bào chống lại viêm nhiễm. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch cơ thể. Vì vậy, để tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, có thể sử dụng trà từ hoa dâm bụt.

Loài hoa này giàu chất chống oxy hóa và axit amin.

>>>>>Xem thêm: Top 10 Salon làm tóc đẹp và uy tín nhất TP. Cà Mau

Hoa dâm bụt.

Quả thật hoa không chỉ đẹp mà còn có rất nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống. Trên đây là những loài hoa có công dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, các bạn tham khảo và cho ý kiến nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *